Razer khá nổi tiếng ở thị trường Việt Nam. Các dòng cao cấp như tai nghe Man O’ War hay bàn phím Huntsman được đánh giá rất cao. Tuy nhiên Razer cũng có các sản phẩm tầm trung đáng chú ý. Và tai nghe Razer Electra V2 là một lựa chọn đáng quan tâm.

Tai nghe Razer Electra V2; Bền, đơn giản, Giá tốt, chưa cá tính
Hai phiên bản Electra V2 mới của Razer sử dụng kết nối USB và 3.5 mm truyền thống trên mainboard. Giá của chúng bán tại thị trường Việt Nam cũng có đôi chút khác biệt. Bản Electra V2 Analog dùng cáp 3.5 mm có giá; 1.499.000đ & bản USB có giá cao hơn chút xíu; 1.749.000đ.
Ngoài kết nối ra, hầu như không có khác biệt về mặt phần cứng. Bên trong cũng là driver 40mm, cho phép kích hoạt chế độ Virtual Surround Sound thông qua driver Razer Surround. Thiết kế ngoại hình bên ngoài thì giống nhau như hai giọt nước.

Trên thị trường phân khúc giá từ 1-2tr đồng thì sự canh tranh là khốc liệt. Vậy, Razer Electra có tìm được chỗ đứng riêng?
Thiết kế bộ đôi tai nghe Electra V2
Razer rất chú trọng đến sản phẩm của họ đặc biệt là hiệu năng, và thiết kế. Các tiêu chí đó đi liên với các phân khúc, đặc biệt Electra V2. Bộ đôi tai nghe này có kết cấu đơn giản và bền bỉ, chịu được lực ở mức tương đối.

Thay vì hai gọng khung nhựa, thì Razer sử dụng khung thép kết nối hai phần earcup lại với nhau. Vẫn đáp ứng được yêu cầu người dùng. Hơn thế nữa khung thép sẽ tạo sự độ bền bỉ trên Razer Electra V2

Cả hai phiên bản Electra V2 chỉ có tai nghe và một microphone kéo dài lắp trực tiếp vào earcup trái. Vị trí mà tuyệt đại đa số tai nghe game hiện tại thiết kế mic thoại. Microphone tích hợp với tai nghe không kéo ra rút vào được, mà chỉ uốn cong để giúp người dùng chọn vị trí micrphone hợp lý nhất khi chat voice mà thôi. Bù lại thì nếu không sử dụng mic, anh em có thể bịt lỗ cắm này bằng một nút cao su tặng kèm.
[images-comparison image_1=”http://tapchiai.net/wp-content/uploads/2018/09/danh-gia-tai-nghe-razer-electra-v2-10.jpg” image_2=”http://tapchiai.net/wp-content/uploads/2018/09/danh-gia-tai-nghe-razer-electra-v2-11.jpg”]
Nói về sự đơn giản thì bản thân thiết kế của chiếc tai nghe này cũng phần nào tương đồng với chính cái cách Razer đóng gói. Một tai, một mic, nếu là bản Analog thì có thêm một dây nối dài chia jack 3.5 bốn chấu ra thành hai jack 3 chấu cho anh em kết nối với PC, và tài liệu hướng dẫn sử dụng.
Điểm trừ thiết kế tai nghe Razer Electra V2
Điểm trừ của chiếc tai nghe này khi không tặng thêm túi đựng hay phụ kiện. Tuy nhiên sự đơn giản trong khâu đóng gói cũng khiến Razer Electra V2 tìm đến đúng thị trường mà nó hướng tới; Những gamer ví tiền không mấy dư dả, tìm tai nghe phục vụ mục đích chơi game nghe nhạc xem phim thay vì một món đồ chơi làm đẹp góc PC như một vài sản phẩm khác.

Bên cạnh khác biệt về cổng kết nối, nhờ sử dụng cáp USB nên bản Electra V2 “đắt tiền hơn” có thêm đèn LED logo Rắn Xanh ở hai bên Earcup, ban đêm phát sáng cũng vui mắt nhưng chỉ để cho đẹp lúc để trên bàn hoặc treo trên giá để tai nghe mà thôi.
Hai bên earcup của Razer Electra V2 sử dụng da PU nhân tạo. Chất liệu này về cơ bản là chống thấm nước khá tốt nhưng khác với earpad nỉ, sau mỗi lần sử dụng để mồ hôi bám vào, anh em nên lau sạch ngay kẻo lớp da hóa học bong khỏi lớp vải bên dưới, tai sẽ vừa xấu, vừa bám những mảnh da vào đầu và tai.
Về mặt thiết kế, Electra V2 là một sản phẩm không rườm rà hoa mỹ quá mức nhưng vẫn toát lên được cái chất gamer. Nó giống một phiên bản tai nghe Razer Tiamat tối giản để phục vụ những nhu cầu cơ bản nhất của một người chơi game.
Chất âm bộ đôi tai nghe Razer Electra V2
Nhưng nếu nói về chất âm, thứ quan trọng tương đương, trải nghiệm lại chưa được thỏa mãn cho lắm. Hãy nói về những điểm được trước đi. Microphone tiếng ổn, không bị quá nhiều tạp âm lọt vào trong quá trình chơi game và voice chat với bạn bè qua hai ứng dụng Teamspeak và Discord, nhưng nếu muốn che hoàn toàn thì nên kiếm một miếng bọc mút vì mình bị anh em chơi game cùng phàn nàn thở vào mic nghe khá rõ. Còn Steam chat thì mình chưa thử được, vài ngày vừa rồi đường truyền tệ quá rất khó kết nối với Steam voice chat.

Âm thanh tái tạo từ đôi driver 40mm ở cả hai phiên bản USB và Analog gần như tương đồng. Chúng dễ nghe, và vẫn là thứ âm thanh ấm áp mà Razer trước giờ vẫn đem tới cho gamer. Mid tiến, bass ổn và vừa đủ, chơi game bắn súng những cảnh cháy nổ tưng bừng thì vô cùng thích thú. Nhưng nếu so sánh với các tai nghe khác trong cùng tầm giá, Razer dường như đang chơi một nước cờ an toàn đến mức nhàm chán.
Điểm trừ về chất âm tai nghe Electra V2
Tai nghe chơi game không nhất thiết phải tạo ra âm thanh cân bằng dễ nghe và thư giãn. Với những người chơi game vài tiếng một ngày, họ chịu được thứ âm thanh chát chúa trong game một cách dễ dàng, và họ mong chờ chiếc tai nghe của mình có thứ cá tính riêng để tạo ra thêm một lớp cảm xúc khi chơi game nhờ vào âm thanh, bên cạnh sự ấn tượng của hình ảnh. Tiếc thay Electra V2 thiếu đi điều này. Sub bass đánh chưa đủ lực, mọi thứ đều bằng phẳng.

Nói thế không có nghĩa Electra V2 là một chiếc tai nghe tệ so với số tiền bạn bỏ ra. Có thể, Razer tạo ra sản phẩm với chất âm quá an toàn để làm hài lòng số đông. Cảm giác đeo khi chơi game rất thoải mái, lực kẹp vừa phải. Chơi 3h PUBG không đau đầu. Đặc biệt Razer làm Electra V2 cách âm rất tốt . Mặc dù hãng không sử dụng công nghệ ANC hay những công nghệ chống ồn chủ động.
Tổng kết đánh giá tai nghe Electra V2
Với mức giá 1,7 triệu cho bản USB, và 1,5 triệu cho bản 3.5 mm. Razer Electra là một lựa chọn sáng giá. Một chiếc tai nghe bền bỉ; Âm thanh dễ nghe; Không gây mệt mỏi khi đeo quá lâu.
Chi tiết sản phẩm từ hãng xem tại đây
Xem thêm: Đánh giá nhanh tai nghe chơi game Razer HammerHead Pro v2: Tinh, nhanh, chuẩn, độc như rắn