Tapchiai.net
Thursday, 05/10/2023
  • Home
  • Công nghệ
  • Reviews
  • Hướng dẫn
  • Câu hỏi lớn?
  • Home
  • Công nghệ
  • Reviews
  • Hướng dẫn
  • Câu hỏi lớn?
No Result
View All Result
Tapchiai.net
No Result
View All Result

eGPU là gì? Có những loại eGPU nào phổ biến hiện nay?

Megusta by Megusta
27/04/2018
in Câu hỏi lớn, Công nghệ
A A

Chắc hẳn bạn đọc chưa biết nhiều về khái niệm eGPU là gì đúng không nào. Bài viết này mình sẽ khái quát qua một số định nghĩa, chức năng của eGPU nhé.

eGPU là gì?

eGPU là từ viết tắt của external GPU – có nghĩa là GPU (bộ vi xử lý đồ họa) gắn rời bên ngoài. Đúng như tên gọi của nó, bộ xử lý đồ họa eGPU không nằm bên trong máy tính giống như iGPU (integrated GPU) hay dGPU (dedicated GPU) mà nằm hoàn toàn bên ngoài máy tính và được kết nối với máy tính thông qua cổng kết nối mPCIe (cổng wifi trên laptop), Express Card, M.2 (NGFF), thunderbolt 2, thunderbolt 3…

Nội dung liên quan

5 Best Data Security Compliance Requirements

5 Best Cybersecurity Tools and Technologies

4 Best Top Data Security Frameworks and Guidelines

eGPU là gì? Có những loại eGPU nào phổ biến hiện nay?

Giải pháp eGPU được thiết kế ra nhằm khắc phục những hạn chế của máy tính xách tay về không gian, nhiệt độ, thời lượng pin… Những con chip GPU trong máy tính xách tay thông thường bị cắt giảm hiệu năng do bộ phận tản nhiệt của laptop làm việc kém hiệu quả, ngoài ra còn để duy trì thời lượng pin laptop được lâu hơn. Do đó GPU của laptop thường yếu hơn khá nhiều so với GPU của máy tính để bàn. Với việc sử dụng card đồ họa của máy tính để bàn, giải pháp eGPU hứa hẹn mang đến hiệu năng đồ họa tốt hơn cho máy tính xách tay. Những cải tiến về công nghệ hiện nay đang ngày càng khiến cho ý tưởng này trở nên khả thi hơn. Các game thủ, kỹ sư thiết kế… đã có thể nghĩ đến giải pháp tăng cường sức mạnh đồ họa cho máy tính xách tay thay vì buộc phải chuyển đổi sang sử dụng máy tính để bàn như hiện nay.

eGPU có thể kết nối với laptop qua những giao tiếp nào?

Hiện tại eGPU có thể kết nối với laptop thông qua những cổng giao tiếp như sau:

  • Cổng mPCIe (cổng cắm card wifi trên laptop): đây là một trong những giao thức kết nối phổ biến nhất giữa eGPU với laptop hiện đang được sử dụng. Tuy nhiên nó cũng là cách kết nối bất tiện nhất vì giải pháp này yêu cầu phải tháo vỏ laptop, tháo bỏ card wifi rồi cắm cable kết nối eGPU qua đó. Ngoài sự bất tiện đó ra thì giải pháp này còn gặp trở ngại với các dòng máy tính có white list (cổng wifi chỉ nhận card chính hãng) như Dell Latitude, HP Elitebook hay là Lenovo Thinkpad…
  • Cổng Express Card 34 và 54: đây là một trong những giao thức kết nối thuận tiện nhất vì eGPU có thể cắm trực tiếp với laptop thông qua cổng EC34 hoặc EC54 trên laptop mà không cần phải tháo máy. Cổng EC 34 và EC 54 thường có trên các dòng máy tính business và máy trạm.
  • Cổng M.2 (NGFF): cũng giống như cổng mPCIe, để kết nối eGPU với laptop qua cổng NGFF thì cần phải tháo máy. Cổng kết nối này thường có trên những chiếc laptop CPU Core i thế hệ 4 trở lên và có băng thông lớn hơn so với cổng mPCIe.
  • Cổng Thunderbolt: eGPU kết nối với laptop thông qua cổng thunderbolt là tốt nhất do cổng này có băng thông lớn. Tuy nhiên giải pháp này hiện tại rất ít người sử dụng tại Việt Nam do giá thiết bị quá đắt và các dòng laptop có cổng thunderbolt vẫn chưa phổ biến cho lắm. Dù vậy thì đây vẫn sẽ là giải pháp của tương lai khi mà kết nối thunderbolt 3 dùng chung chuẩn giao tiếp với USB-C trở nên phổ biến hơn.
  • Không có eGPU kết nối qua cổng USB vì băng thông cổng này không đủ lớn để eGPU hoạt động.

Những loại eGPU nào phổ biến hiện nay?

eGPU hiện vẫn ở giai đoạn sơ khai và không có nhiều lựa chọn trên thị trường. Chúng ta có thể điểm tên các dòng eGPU phổ biến một cách dễ dàng:

  • EXP GDC Beast: sản xuất tại Trung Quốc. EXP GDC hiện có cáp kết nối với laptop qua các cổng mPCIe, EC 34 và 54, NGFF. Loại eGPU này hiện đang được sử dụng phổ biến nhất tại Việt Nam nhờ có giá thành hợp lý.
  • PE4C: sản xuất tại Đài Loan. Cũng giống như EXP GDC Beast, PE4C hiện có các cáp kết nối với laptop thông qua cổng mPCIe, EC và NGFF. Sản phẩm đến từ Đài Loan có chất lượng hoàn thiện tốt hơn EXP GDC, tuy nhiên về mặt tính năng thì như nhau
  • Akitio Node: sản phẩm eGPU cao cấp kết nối qua cổng Thunderbolt. Thunderbolt là kết nối tốt nhất dành cho eGPU, tuy nhiên giá thành sản phẩm rất cao nên hiện tại không được sử dụng phổ biến tại Việt Nam. Ngoài Akitio thì hiện nay đã bắt đầu xuất hiện những thương hiệu mới sản xuất eGPU kết nối Thunderbolt như Mantiz hay Sonnet… có thể tìm thấy trên Amazon.
  • Gigabyte AORUS: box eGPU kèm card đồ họa Nvidia Geforce GTX 1070 kết nối qua cổng Thunderbolt 3. Sản phẩm hiện có giá bán 799 USD trên Amazon.
  • Alienware Graphics Amplifier: Sử dụng kết nối PCIe thiết kế riêng trên các dòng máy tính Alienware, không sử dụng được với laptop thông thường.

Tôi nên sử dụng eGPU loại nào, giá bao nhiêu?

Sử dụng eGPU loại nào là tùy thuộc vào điều kiện kinh tế của bạn. Mình có một số khuyến cáo dành cho các bạn mới chơi eGPU như sau:

  • Nên lưu ý đến tính thuận tiện của eGPU. Việc tháo lắp máy tính để cắm eGPU qua cổng mPCIe hoặc M.2 là rất bất tiện và tiềm ẩn nhiều rủi ro có thể gây hư hỏng máy tính.
  • Nên sử dụng màn hình ngoài để hạn chế tình trạng nghẽn băng thông, hiệu năng card đạt được sẽ cao hơn.
  • Nếu bạn đang sở hữu chiếc máy tính business như HP Elitebook 8470p, HP Probook 6570b… Để chơi được những game như GTA5 hoặc tương đương bạn có thể đầu tư một bộ kit bao gồm 01 EXP GDC Beast cắm cổng EC, một bộ nguồn, một màn hình desktop và một card đồ họa cỡ như Nvidia Geforce GT 740 hoặc GTX 750. Tổng chi phí vào khoảng 3.500.000đ. Trong khi để lên đời một chiếc laptop có đồ họa mạnh tương đương (GTX 850M trở lên) bạn phải đầu tư cỡ khoảng 8-9.000.000đ.
  • Nếu bạn có điều kiện kính tế dư dả, bạn có thể trang bị eGPU với card đồ họa GTX 1050 trở lên. Lúc này bộ eGPU của bạn sẽ có sức mạnh đồ họa tương đương laptop gaming trị giá ~20.000.000đ
  • Việc cài phần mềm để eGPU hoạt động tốt khá phức tạp. Nếu không biết fix lỗi thì bộ eGPU của bạn có thể phải bỏ xó.

Trên đây là những kiến thức cơ bản về eGPU mà bạn có thể tham khảo để tự build một bộ cho riêng mình. Sự thuận tiện mà eGPU mang lại là khó có thể phủ nhận, không ai là không bị hấp dẫn bởi nó. Tuy vậy, việc chơi eGPU hiện nay vẫn còn tương đối phức tạp và cần tìm hiểu khá nhiều thông tin. Mình rất mong có thêm nhiều người cùng sử dụng eGPU để có thể tạo ra một sân chơi chung, cùng chia sẻ kiến thức.

Nếu bạn thấy bài viết này hữu ích thì hãy giúp mình chia sẻ để nhiều người biết đến giải pháp eGPU nhé. Và nếu bạn có thắc mắc hay gặp khó khăn gì, đừng ngại để lại câu hỏi ở bên dưới, mình sẽ giúp nếu có thể.

Tags: eGPU là gìNổi bật
Share50Tweet31Pin12

Bài viết đề xuất

5 Best Data Security Compliance Requirements
Công nghệ

5 Best Data Security Compliance Requirements

02/10/2023
101
5 Best Cybersecurity Tools and Technologies
Công nghệ

5 Best Cybersecurity Tools and Technologies

05/09/2023
105
4 Best Top Data Security Frameworks and Guidelines
Công nghệ

4 Best Top Data Security Frameworks and Guidelines

24/08/2023
116
Top 5 Cybersecurity Measures For Educational Institutions
Công nghệ

Top 5 Cybersecurity Measures For Educational Institutions

04/08/2023
131
Data Security for Online Transactions 5 you need to know
Công nghệ

Data Security for Online Transactions: 5 you need to know

27/07/2023
146
The Top 7 Cybersecurity Risks in Online Banking
Công nghệ

The Top 7 Cybersecurity Risks in Online Banking

15/07/2023
773

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

  • The Best Data Management Software for Business in 2022: Commvault

    The Best Data Management Software for Business in 2022: Commvault

    997322 shares
    Share 398928 Tweet 249330
  • The risk management software for schools

    385533 shares
    Share 154213 Tweet 96383
  • Dell latitude 9510- the best Dell laptop for business

    41744 shares
    Share 16697 Tweet 10436
  • Top 5 Popular Open Source Digital Signage Software

    35211 shares
    Share 14084 Tweet 8803
  • Phím Windows là phím nào? Dùng phím Windows đề làm gì?

    34170 shares
    Share 13668 Tweet 8543
  • Devlinkvn.com
  • Bản quyền win 10 giá rẻ
  • Office bản quyền giá rẻ
  • Nam Toàn Store
Gửi phản hồi cho Tapchiai.net Tại Đây

Nội dung của Tapchiai.net được chia sẻ với các điều khoản có trong giấy phép Creative Commons Ghi nhận quyền của tác giả 4.0 Quốc tế.

No Result
View All Result
  • Home
  • Công nghệ
  • Reviews
  • Hướng dẫn
  • Câu hỏi lớn?

Nội dung của Tapchiai.net được chia sẻ với các điều khoản có trong giấy phép Creative Commons Ghi nhận quyền của tác giả 4.0 Quốc tế.