Các tác phẩm như vẽ truyện cổ tích có thật về những ngôi làng nhỏ trên khu rừng nghìn năm, tu viện yên bình bên sườn núi tuyết và người dân ở vương quốc trên dãy Himalaya.
“Chúng tôi đi ngang ngôi làng nhỏ này ở thị trấn Paro, Bhutan vào buổi chiều nắng vàng sau gần một ngày leo núi lên TigerNest. Khi nhìn thấy những cây đào cổ thụ bên nhà, bao nhiêu mệt nhọc tan biến hết. Các em bé học sinh đi học về, đùa vui nói chuyện trong một không gian thật yên bình như cổ tích”, nhiếp ảnh gia Hải Piano kể.Giây phút cảnh vật xoay chuyển nhanh chóng trong ánh bình minh ở đèo Dochula. (Ảnh: Nguyễn Thanh Tùng.)Anh Nguyễn Thanh Tùng cho biết, anh chụp tấm hình này vào buổi sáng khi trên đường từ Thimphu sang cố đô Punakha, thấy toàn dải núi tuyết Himalaya rực sắc mặt trời khi bình minh lên quanh khu rừng thông cổ thụ trên đèo Dochula.Những người sẽ hóa thân thành nhân vật “Mũ đen” quây quần trước giờ lễ hội. Họ sẽ nhập vai những hiệp sĩ thần thoại. (Ảnh: Hải Piano.)Pháo đài ở cố đô Punakha với kiến trúc hùng tráng nhưng gần gũi. Trong hầu hết các pháo đài, một nửa diện tích là cơ quan hành chính địa phương, nửa kia là tu viện Phật giáo.Tsechu là lễ hội phổ biến ở các miền của Bhutan, trong đó chủ yếu là các điệu vũ mặt nạ mang tính xua đuổi ma quỷ và mang lại bình an. Ảnh chụp tại Bumthang, miền Trung Bhutan.Phật giáo Himalaya hay Kim Cang Thừa là quốc giáo của Bhutan. Phật giáo tạo nên những bản sắc riêng cho văn hóa, lối sống và cả cách trị quốc của người Bhutan. Họ thường sẽ cầu nguyện 3 lần trong ngày: buổi sáng trước khi đi làm đi học, buổi chiều khi đi làm về và buổi tối trước khi đi ngủ. Và khác với một số nước châu Á, bài nguyện của họ không cầu xin cho cá nhân mình mà cầu an cho chúng sinh, nhân loại.Làng Radi ở phía đông bắc Bhutan được mệnh danh là thảm vàng hay giỏ lúa, bởi cấu trúc ruộng bậc thang trên núi uốn lượn bao quanh ngôi làng.Các học sinh ở Bumthang – miền Trung Bhutan chơi đùa bên gốc đào gần hoàng cung.Khi lần đầu leo núi lên tu viện huyền thoại Tiger Nest ở vách núi có độ cao 3.200 m với không khí loãng thiếu oxy, nhiều người Việt gắng sức đến đích bằng niềm tin rằng nếu đặt chân đến nơi Guru Rinpoche từng thiền tịnh sẽ có được sự an lành và hạnh phúc.