Nhắc tới chuyện công việc thì đàm phán tiền lương giữa nhà tuyển dụng và ứng viên vẫn là hoạt động khá tế nhị. Để nắm chắc phần thắng và thành công có được đề xuất mức lương cao như mong muốn thì bạn đừng bỏ qua bài viết này nhé!
Đã là người đi làm, dụng tâm sức vào công việc thì ai cũng muốn nhận lại mức lương xứng đáng với năng lực và hiệu suất làm việc của mình. Chính vì ttạo hế, ứng viên hoàn toàn có lý do và có quyền được đàm phán mức lương đề xuất với nhà tuyển dụng khi vượt qua vòng sàng lọc hồ sơ xin việc và nhận lời phỏng vấn. Tuy nhiên, quá trình đàm phán lương cần được dẫn dắt một cách cẩn trọng và khéo léo mới có thể đảm bảo thành công.

Khi đàm phán lương, nên hay không nên làm gì?
I. Những việc nên làm khi đàm phán lương
1. Giữ thái độ chuyên nghiệp, lịch sự
Trong phỏng vấn cũng vậy, thái độ chính là một trong những yếu tố quyết định tới ấn tượng của bạn trong mắt nhà tuyển dụng. Tạo bầu không khí tích cực, thoải mái sẽ khiến mọi chuyện đều trở nên dễ dàng hơn, đôi bên lịch sự, lắng nghe ý kiến và thấu hiểu nhau.
2. Tìm hiểu kỹ càng
Đa số các ứng viên tìm việc làm trước khi tạo CV nộp hồ sơ xin việc và nhận phỏng vấn đều đã ý thức được việc cần trang bị kiến thức nền về công ty cũng như lĩnh vực mà công ty đang theo đuổi. Tuy nhiên, cần chú ý tìm hiểu cả mức lương của vị trí công việc mình đang ứng tuyển bởi giữa một người “chân ướt chân ráo” với một người đã có kinh nghiệm thì mức lương đề xuất là không giống nhau. Những kiến thức này có lẽ sẽ rất có ích trong quá trình đàm phán mức lương đấy!
3. Cân nhắc mức lương sau thuế và các chi phí cuộc sống
Để tìm ra mức lương lý tưởng mà mình mong muốn, bạn đừng chỉ thỏa mãn với con số mà nhà tuyển dụng đưa ra. Thực chất, đó có thể là mức lương chưa bao gồm thuế thu nhập cá nhân, tiền bảo hiểm, phí đi lại,… Mà sau khi trừ đi tất cả những chi phí đó, phần còn lại mới chính xác là thu nhập của bạn. Đừng ngại chia sẻ vấn đề này, coi chúng là căn cứ để biện luận và xin nâng mức lương nếu con số cuối cùng thực sự chưa xứng đáng với năng lực và những gì bạn có thể đem tới cho công ty nhé!
4. Đưa ra câu hỏi về phúc lợi liên quan
Thu nhập của một người đi làm không chỉ cố định ở mức lương cứng mà còn bao gồm cả phúc lợi và đãi ngộ liên quan. Chính vì thế, những gì liên quan tới lợi ích của mình thì đều có thể đàm phán, nhất là trong trường hợp đàm phán đề xuất tăng lương không mấy khả quan. Ví dụ cụ thể như số ngày nghỉ lễ, tiền thưởng, tiền hoa hồng, phụ cấp,… Cân nhắc những điều này khi có ý định tạo CV xin việc ứng tuyển để việc đàm phán thành công và bạn không phải chịu thiệt nhé.
II. Những việc không nên làm khi đàm phán lương
1. Đưa ra con số cụ thể
Lời khuyên cho bạn là bạn không nên đưa ra một con số cụ thể với nhà tuyển dụng khi đàm phán mức lương. Thay vào đó, hãy đưa ra một khoảng với độ chênh lệch nhất định mà bạn thấy thích hợp. Như vậy là vừa cho phép bản thân điều chỉnh khi cần thiết, vừa cho thấy thiện chí đàm phán của bạn với nhà tuyển dụng, cho họ các phương án lựa chọn.

Cần tránh điều gì khi đàm phán lương trong quá trình ứng tuyển?
2. Chấp nhận đề xuất ngay lập tức
Chắc chắn rồi, chẳng có quy định hay luật pháp nào bắt bạn phải ngay lập tức chấp nhận mức lương mà công ty đề xuất. Bạn cần thời gian để suy tính mức lương đó đã thực sự phù hợp và xứng đáng hay chưa. Như vậy, khi được công ty thông báo mức lương, bạn có thể xin công ty thời gian để cân nhắc và đưa ra ngày/giờ cụ thể để liên lạc lại. Và hãy nhớ dù có chấp nhận mức lương như vậy hay không thì cũng hãy hồi âm đúng hạn và chú ý thái độ cùng ngôn từ của mình nhé!
Với những chú ý JOBOKO.com (https://vn.joboko.com) vừa chia sẻ, bạn chắc hẳn đã nắm được những việc nên làm và không nên làm khi đàm phán tiền lương với nhà tuyển dụng. Quan trọng hơn cả vẫn là thái độ chuyên nghiệp, lịch sự cùng những nhận xét và quan điểm đúng đắn. Có như vậy, khả năng đàm phán thành công và có được mức lương như ý của bạn sẽ là vô cùng cao!
Bên cạnh những lời khuyên về điều nên và không nên làm khi đàm phán lương trên đây, bạn đọc cũng có thể có thêm nhiều bí quyết đàm phán lương hiệu quả, nhanh chóng qua chia sẻ cập nhật mới nhất tại JOBOKO.com. Đừng quên truy cập để tạo CV, hồ sơ xin việc chuẩn, đáp ứng yêu cầu và gửi tới nhà tuyển dụng nhé.